Giải pháp cho trẻ sơ sinh khó ngủ và hay giật mình

Trẻ sơ sinh khó ngủ, hay giật mình vào ban đêm kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Việc không được ngủ đủ giấc sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu quấy khóc khiến các bậc phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của con. Dưới đây, Phụ nữ 24h sẽ mách bạn cách giúp trẻ sơ sinh bớt khó ngủ và hay giật mình.


Nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ, hay giật mình


Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ là do các tế bào thần kinh của trẻ chưa được biệt hóa nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa, cơ thể rất nhạy cảm với những kích thích bên ngoài, dễ xuất hiện phản ứng toàn thân.


  • Bé có thể bị đầy hơi, trướng bụng khi ngủ.
  • Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…
  • Bé bị thay đổi địa điểm ngủ: bạn chuyển cho bé từ ngủ cũi sang ngủ giường…
  • Do bé đói hoặc tè ướt tã.
  • Do tâm lý bé bị xáo trộn: Giai đoạn mẹ đi làm, bé phải ở nhà với người khác…
  • Bé bị viêm họng, côn trùng cắn, thời tiết nóng bức, bé bị viêm não, thiếu kẽm hoặc mắc phải một số chứng bệnh nào khác như viêm tai giữa, mắc chứng giun kim…
  • Có thể là do bé vừa gặp ác mộng. Cũng có thể chỉ là Hội chứng sợ hãi về đêm vô hại đối với bé.
  • Trẻ thiếu canxi: Bé thiếu canxi, có liên quan đến chứng còi xương. Trường hợp này, bé có thể xuất hiện một số dấu hiệu đi kèm như bé chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…


Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, không giật mình



Khi trẻ sơ sinh thường xuyên giật mình khi ngủ, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn…sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn, phát triển chậm về cân nặng và chiều cao. Để hạn chế hiện tượng này, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:


1. Không cho trẻ ngậm ti khi ngủ


Nhiều mẹ đã quen với việc cho bé ngậm ty khi đi ngủ mà không biết rằng việc này có thể gây nguy hiểm cho bé. Vẫn ngậm ty trong khi ngủ có thể khiến bé vô tình hút luôn cả sữa mẹ mỗi khi hít thở. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, khiến bé khó ngủ hơn hẳn. 

Thậm chí, có thể làm bé bị ngạt thở trong khi ngủ. Bên cạnh đó, việc ngậm ty trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng và nướu của bé.

2. Cho ngủ đúng giờ và không ép trẻ ngủ


Bạn có bao giờ hù dọa để bé đi ngủ không? Nếu có, bạn đang vô tình tạo ra cho bé một thói quen xáu rồi đấy! Người lớn luôn tin rằng, những câu nói như “Nếu con không ngủ, con sẽ bị…” sẽ giúp bé sợ hãi, ngoan ngoãn nghe lời và nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn. Thật ra, việc hù dọa bé như vậy có ảnh hưởng đến thần kinh của bé, bé sẽ không thể ngủ sâu. Đối với nhiều bé, việc này còn khiến bé gặp ác mộng khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.

Bạn có biết thói quen ngủ trễ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé? Vì trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là thời gian các hoóc-môn tăng trưởng của bé tiết ra nhiều nhất. Nếu trong thời gian này bé không ngủ thì các hoóc môn này sẽ tiết ra ít hơn, là bé không phát triển chiều cao được.


3. Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh


Biểu hiện dễ thấy nhất ở trẻ khi thiếu canxi là trẻ ngủ không ngon giấc, khi ngủ hay giật mình, mình thường thức dậy ban đêm và quấy khóc… Tiếng khóc của bé không bình thường, khóc thét, co cứng toàn thân, mặt đỏ, tím, càng dỗ, càng ru và cho bé trẻ càng khóc. Mỗi lần như vậy có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí suốt đêm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi ngủ.. Trẻ hay bị khó thở, nấc cụt, ọc sữa do có những cơn co thắt thanh quản gây ra. Nhìn vẻ ngoài, trẻ có trán cao, thóp rộng, thóp lâu liền, và tóc thường bị rụng sau gáy. Trường hợp nặng hơn trẻ có thể bị ngưng thở và thở nhanh, có các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.

Bởi vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện trên đây, gia đình cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để được bổ sung canxi kịp thời và đúng liều lượng theo hướng dẫn. 


Mẹo hay cho mẹ khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình


Đặt bé vào nôi/giường từ khi bé còn tỉnh táo



Nếu bạn thường có thói quen bế con trên tay cho đến khi bé ngủ, nên thử thay đổi bước này một chút: Đặt bé xuống nôi, giường ngay khi bé vừa lim dim mắt và để con học cách tự ru mình ngủ. Nếu thiếp đi trên tay mẹ mà lại tỉnh giấc trên giường, bé sẽ thấy hoang mang và dễ giật mình, khóc quấy. Khi đặt bé xuống giường, bạn nên giữ tay bé một lúc để bé khỏi run và giật mình.


Quấn khăn cho bé


Việc quấn khăn cho bé cũng giúp giảm tình trạng giật mình. Khi được quấn trong một chiếc khăn, bé sẽ có cảm giác an toàn, như thể được quay về “ngôi nhà” tử cung của mẹ, nơi bé đã thân thuộc trong suốt hơn 9 tháng.

Bạn cũng sẽ dễ nhận thấy phản xạ giật mình xảy ra nhiều nhất khi bạn đang hạ bé từ trên tay xuống giường ngủ. Đó là do bé có cảm giác mình đang bị rơi xuống. Để khắc phục điều này, bạn nên bế bé càng sát thân mình càng tốt khi từ từ hạ bé vào nôi hay xuống giường. Vì lúc này, bé vẫn có cảm giác ở gần mẹ và an toàn nên phản xạ giật mình sẽ ít xảy ra hơn.

Khuyến khích bé vận động


Trẻ sơ sinh bị khó ngủ và hay giật mình cần được vận động nhiều để tăng sức mạnh các cơ bắp và giúp bé mau biết kiểm soát cử động của mình. Bạn có thể thử cho bé nằm sấp để bé tự ngóc đầu lên, giữ bé ngồi trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ… Khi bé lớn hơn và kiểm soát được cử động cơ thể, giật mình chỉ còn là “dĩ vãng”.

Xem thêm:

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét