Mẹ phải làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Tuy nhiên nhiều trẻ bỏ bú, không chịu bú, quấy khóc khi bú khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Việc trẻ không chịu bú mẹ đồng nghĩa với các dưỡng chất thiết yếu chỉ có trong sữa mẹ bé lại không thể hấp thu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Đặc biệt đối với sức đề kháng còn non yếu của trẻ. Hãy cùng lắng nghe những kinh nghiệm của Phụ nữ 24h dành cho bạn khi trẻ không chịu bú mẹ nhé!

Nguyên nhân trẻ không chịu bú mẹ

  • Bé cảm thấy khó khăn để ngậm đầu ti của mẹ đúng cách và lượng sữa mà bé bú không đủ để hấp thụ. Việc không nhận được đủ sữa từ mỗi lần bú khiến bé cảm thấy chán nản mà bỏ bú.
  • Bé cần được hướng dẫn làm thế nào để bú đúng cách với những điều cơ bản. Các mẹ có thể đi gặp bác sĩ và chuyên gia về sữa mẹ và cho con bú để tìm hướng giải quyết.
  • Trẻ dễ bị trào ngược và bú mẹ với sự khó chịu, đau nhức;
  • Con bạn có thể đang bị đau miệng do nhiễm trùng cổ họng hay bị cảm lạnh;
  • Bé bị cảm lạnh hoặc nghẹt mũi làm con trẻ khó thở khi đang bú sữa mẹ;
  • Nhiễm trùng tai cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó chịu khi bú. Đưa trẻ tới gặp bác sĩ để xử lý nhiễm trùng nhanh nhất là điều cần thiết lúc này;
  • Có thể bé đang mọc răng;
  • Sữa mẹ không đủ cho bé, các mẹ nên cho bé uống thêm sữa bột ngoài;
  • Môi trường ồn ào làm bé bị phân tâm hay gián đoạn khi đang cho bú;
  • Bé bị giật mình khi mẹ phản ứng lại việc bé cắn đầu ti;
  • Bé không được bú trong thời gian dài chẳng hạn như khi bạn chuyển nhà hay trở lại với công việc.

Mẹ làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ

Tăng tiếp xúc da thịt

Tiếp xúc da chạm da sẽ giúp bé theo bản năng của mình, tìm nơi có thức ăn và nhắc nhở phải ăn. Ngoài ra nó cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn, dễ chịu hơn khi bú sữa mẹ. Cách này không chỉ tác động đến bé mà còn là cách giúp các mẹ bớt căng thẳng, giữ mối liên kết giữa mẹ và con, tăng tình cảm mẹ dành cho con.

Để thực hiện phương pháp này, bạn nên cởi áo cho da mình chạm vào da bé, có thể cho bé bú sữa trên giường hoặc bồn tắm - nơi bé được thoải mái nhất. Bé sẽ không còn cảm thấy khó chịu khi bú mẹ và  
tránh được việc trẻ không chịu bú mẹ.

Cho trẻ bú sữa khi có nhu cầu

Hầu hết trẻ sơ sinh hiện nay đều được cho bú theo một lịch trình nhất định. Tuy nhiên, không phải lúc nào các bé cũng tuân theo đúng lịch trình có sẵn này. Đôi khi trẻ bỏ bú sữa vào ban ngày nhưng ban đêm lại bú sữa rất nhiều, hoặc ngược lại. Điều này là hoàn toàn bình thường.



Các mẹ cũng không cần quá cứng nhắc theo thời gian biểu, khi trẻ có dấu hiệu muốn bú sữa, hãy đáp ứng để đảm bảo lượng thức ăn cho bé, từ đó không lo bị sụt cân hoặc thiếu dinh dưỡng.

Tăng sản xuất sữa hơn

Trẻ không chịu bú mẹ đôi khi là do mẹ ít sữa hoặc dòng sữa chảy chậm. Trong khi đó, các bé đang lớn rất nhanh vì vậy bé mong muốn và đòi hỏi là phải được bú nhiều hơn nữa. Nếu thấy bé đang cố gắng để được bú thì bạn nên chuyển bé sang bên kia bú tiếp hoặc ép, nén vú để sữa chảy ra.

Nên xoa bóp nhẹ nhàng để bé bú sữa được nhịp nhàng và đều đặn, đồng thời tránh được tổn thương vú hoặc khiến bé bị sặc sữa.

Thay đổi lối sống của mẹ

Những món ăn mẹ ăn có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ như tỏi, ớt, tiêu, đồ tanh,…hoặc đồ uống có cồn, cafein hoặc các chất kích thích khác. Nếu người mẹ đang trong trình rụng trứng hoặc bị stress đều sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố (hoocmon); kéo theo ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Vì thế, người mẹ đang cho bú nên đảm bảo ăn uống đầy đủ và cân bằng, tránh những thực phẩm không lành mạnh, tập thể dục đều đặn để sức khỏe ổn định.


Ép bầu vú khi cho bé bú 

Để giúp các mẹ "đối phó" với trẻ không chịu bú mẹ, mách bạn cách ép bầu vú. Đây là động tác dùng ngón cái đặt lên phần trên của bầu vú, các ngón tay nằm dưới bầu vú nhẹ nhàng “ép” (nặn) xuống khi bé đang bú. Cố gắng không để tay sát phần quầng thâm và núm vú vì sẽ làm gián đoạn khớp ngậm của bé. Thực hiện điều này khi bé ngậm vú đúng và sâu, cơ thể bé ở vị trí đúng (tai-vai-hông thẳng hàng). Động tác này giúp tạo áp lực lên các tuyến sữa giúp kích thích sữa ra nhiều hơn, đồng thời tạo điều kiện cho phản xạ xuống sữa được dễ dàng hơn.


Mẹ có thể bắt đầu thực hiện động tác ép bầu vú khi bé đã bắt đầu ngậm mút vú và nuốt. Động tác này có thể làm thường xuyên trong các cữ bú, dừng lại để nghỉ ngơi khi mẹ thấy mỏi tay và sau đó tiếp tục làm kể cả khi sữa đã xuống. Đây được coi là một trong những cách xử lí trẻ không chịu bú mẹ được rất nhiều bà mẹ áp dụng.

Lưu ý: Không nên thực hiện động tác này liên tục, tức là bóp/ ấn liên tục không nghỉ vì vừa làm mẹ đau tay vừa không đem lại hiệu quả như ý.

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét