5 Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách.


Quá trình trẻ ăn dặm không chỉ giúp bổ sung  thêm các dưỡng chất cho trẻ mà còn hình thành rất nhiều thói quen và nếp ăn của trẻ sau này. 5 nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách dưới đây của Phụ nữ24h sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho cả mẹ và bé, các mẹ cùng theo dõi và tham khảo nhé.



Ăn dặm là một trong các bước tiến quan trọng của trẻ, trẻ sẽ tập làm quen với đồ ăn mới khác với sữa mẹ. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động nhiều hơn. Để quá trình ăn dặm của trẻ diễn ra suôn sẻ nhất mẹ hãy chú ý đến các nguyên tắc sau đâu nhé.

Bắt đầu và kết thúc chuẩn.

Thông thường các mẹ chỉ chú ý đến thời gian bắt đầu mà không để ý đến giai đoạn kết thúc. Trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6, giai đoạn này trẻ cần nhiều dưỡng chất hơn cho sự phát triển trong khi chất dinh dưỡng trong sữa mẹ đang ngày một ít đi. Cùng với đó ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu đi vào hoàn thiện và có khả năng chắt lọc và tiêu hóa thức ăn.

24 tháng là thời điểm mẹ có thể dừng cho trẻ ăn dặm và chuyển sang ăn cơm hạt. 2 tuổi, trẻ đã mọc đầy đủ răng và đã có khả năng nhai. Mẹ không nên kéo dài thời kì trẻ ăn dặm, vì có thể khiến bé chậm nhai, và chậm lớn.

Tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.

Số lượng thức ăn cần phù hợp với lứa tuổi của trẻ, khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn rất ít để tập làm quen sau đó tăng dần lên theo độ tuổi. Nhiều mẹ mắc sai lầm khi cho con ăn quá nhiều sẽ dẫn đến quá tải cho đường tiêu hóa, bên cạnh đó cũng tạo nên tâm lý không tốt cho trẻ, dễ gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ hơn. 


Cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn.

Sữa mẹ có vị ngọt, do đó để trẻ tập làm quen với đồ ăn dặm tốt hơn mẹ nên chọn các loạt bột ăn dặm ngọt do có dương vịn và mùi vị giống sữa mẹ trẻ sẽ dễ ăn và dễ đón ăn hơn. Sau đó, mẹ có thể chuyển sang bột mặn và kết hợp giữa hai loại này để đảm bảo dưỡng chất cho trẻ ăn dặm. Bên cạnh đó mẹ cũng không nên cho trẻ ăn mặn hoặc tiếp xúc với muối mắm sơm sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận của trẻ.

Dành thời gian cho trẻ làm quen đồ ăn.

Thay đổi thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ là tốt, tuy nhiên mẹ cũng nên dành thời gian từ 3 đến 5 ngày để trẻ làm quen và xác định được hương vị của món ăn. Đây cũng là cách hợp lý nhất để phát hiện xem trẻ có bị dị ứng với thức ăn hay không để kịp thời tránh và thay đổi khẩu vị cho trẻ.

Chú ý bổ sung sắt cho trẻ.

Cũng trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ bắt đầu hao hụt, và cần phải bổ sung từ bên ngoài, mẹ hãy chọn những thực phẩm giàu sắt và dưỡng chất để bổ sung cho trẻ bên cạnh đó mẹ cũng có thể bổ sung qua các thực phẩm chức năng. Thiếu sắt là vô cũng nguy hiểm, có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu trong suốt quá trình trưởng thành. 


Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm.

Bên cạnh các nguyên tắc trên mẹ cũng nên chú ý đến các lưu ý sau để để việc cho trẻ ăn dặm “ không còn là cuộc chiến.”
  • Mẹ không nên ép trẻ ăn, nhất là trong những ngày đầu chập chững tập ăn dặm, không cho con ăn quá nhiều và hãy dừng ngay khi con muốn từ chối tiếp nhận thức ăn, để tránh tình trạng trẻ biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân này.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm quen với đồ ăn mới, cũng cần thời gian để làm quen, do đó không tránh khỏi tình trạng gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Nên mẹ hãy chú ý bảo vệ đường ruột cho con bằng cách chọn những sản phẩm an toàn và phù hợp với tuổi của trẻ. Mẹ cũng có thể bổ sung men vi sinh cho con để cung cấp lợi khuẩn probiotics giúp bảo vệ đường ruột tốt hơn, tăng sức đề kháng cho bé.
Xem thêm tại đây. 


Các bài viết liên quan:


About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét