Đừng bỏ lỡ cơ hội tăng chiều cao cho trẻ ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì chính là "giai đoạn vàng" để phát triển chiều cao ở trẻ bởi ở giai đoạn này trẻ có thể đạt được chiều cao tối ưu nhất. Chính vì vậy để tạo dựng cho con một tương lai thật tốt đẹp cả về thể chất, trí tuệ cũng như vóc dáng, các mẹ hãy tận dụng tốt "thời cơ" này nhé!

1. Quá trình phát triển chiều cao của trẻ qua các giai đoạn


Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao đó là thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Trong đó giai đoạn tuổi dậy thì là giai đoạn chiều cao của trẻ phát triển nhanh nhất. Nếu biết thúc đẩy chiều cao đúng cách ở giai đoạn này, có năm trẻ có thể tăng 8-12cm.

Chiều cao của trẻ tăng vọt trong độ tuổi dậy thì

Thông thường Ở giai đoạn dậy thì (Nữ từ 10 - 16 tuổi, Nam từ 12 – 18 tuổi) cơ thể sẽ có 1 – 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau dậy thì, sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1 – 2 cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi. Chính vì vậy, các phụ huynh cần nắm bắt mốc thời gian khi trẻ bắt đầu dậy thì để kích thích chiều cao của trẻ.

2. Bí quyết giúp trẻ tăng trưởng chiều cao vượt trội ở tuổi dậy thì

Bổ sung các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết trong thực đơn hàng ngày

Canxi: Canxi là dưỡng chất có lợi cho việc phát triển xương và cơ hiệu quả. Chính vì thế trong độ tuổi dậy thì, bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể, bởi nếu thiếu bạn không những không đạt được chiều cao tối đa, mà còn có nguy cơ cao bị loãng xương. Theo Bệnh viện Nhi Boston (Hoa Kỳ), đối với các bé đang trong thời kỳ phát triển (Từ 9 – 18 tuổi) bạn cần cung cấp cho cơ thể khoảng 1.300mg canxi mỗi ngày. Vì vậy trong thực đơn hàng ngày, mẹ tuyệt đối đừng quên bổ sung canxi cho trẻ nhé!

Các dưỡng chất không thể thiếu cho trẻ ở tuổi dậy thì

Vitamin D: vitamin D có nhiệm vụ tổng hợp các protein tạo xương. Chính vì thế, nếu thiếu vitamin D ở giai đoạn tuổi dậy thì, thì xương chính là nơi mà chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi vậy trong mỗi bữa ăn bạn cần bổ sung cho trẻ khoảng 600 IU vitamin D mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ ở Việt Nam, đa số các bậc cha mẹ mới chỉ bổ sung cho trẻ khoảng 400 IU vitamin D, do đó trẻ thường không phát triển chiều cao được tối đa.
Các nguồn bổ sung vitamin D

Khoa học đã chứng minh, cách tốt nhất để hấp thụ Vitamin là quá trình vận động dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm. Vì thế, để làm tăng chiều cao cho trẻ ở tuổi dậy thì đơn giản, hiệu quả nhất là bạn nên cho trẻ hoạt động khoảng 10 – 15 phút dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 7h – 9h sáng nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D.

Sắt: Sắt là một loại khoáng chất có tác dụng giúp các tế bào hồng cầu đem oxy cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giúp phát triển khối lượng cơ bắp rất tốt. Đối với trẻ nhỏ khoảng từ 9 – 13 tuổi thì mỗi ngày bạn nên cung cấp khoảng 8mg sắt. Từ 14 – 18 tuổi thì tăng lượng sắt lên khoảng 11mg sắt mỗi ngày đối với nam, 9mg đối với nữ.

Kẽm: Cũng là một dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể và cho hệ sinh dục. Tuy nhiên, nhiều người thường bỏ qua khoáng chất này và cho rằng chúng không quan trọng, bởi vậy theo thống kê số trẻ ở tuổi dậy thì nước ta 1/3 là bị thiếu kẽm. Vậy để cung cấp đầy đủ kẽm cho cơ thể, bạn cần bổ sung theo hàm lượng như sau: Từ 9 – 13 tuổi khoảng 8mg kẽm/ngày, từ 14 – 18 tuổi khoảng 11mg kẽm/ngày.

Các bài tập tăng chiều cao


Bóng rổ là môn thể thao hữu ích giúp trẻ tăng chiều cao

Tập thể dục và vận động mỗi ngày có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương khớp và cần duy trì ngay từ lúc nhỏ và nhất là ở giai đoạn tuổi dậy thì. Có rất nhiều bài tập thể dục có tác dụng kéo giãn các nhóm cơ liên quan, tạo điều kiện cho đốt sống được giãn nở và phát triển tối đa, giúp bạn đạt được chiều cao như mong muốn.
Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tích cực hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa và một số môn vận động có lợi cho sự phát triển chiều cao: Bơi lội, Tập xà, Bóng rổ, Yoga, hay thậm chí chỉ vài động tác thể dục cơ bản hàng ngày…

Xây dựng môi trường sống lành mạnh, khoa học

Môi trường sống không sạch sẽ, trẻ dễ mắc các bệnh tiêu chảy, hô hấp… ảnh hưởng cho sức khỏe và thể chất chiều cao, cân nặng. Vì vậy cần xây dựng môi trường sống lành mạnh, không khói thuốc lá và các thói quen sinh hoạt điều độ, phù hợp. Đặc biệt đối với lứa tuổi dậy thì, áp lực học tập, strees, thiếu ngủ cũng sẽ dẫn đến thay đổi quá trình điều tiết hormone trong cơ thể, trong đó có hormone tăng trưởng chiều cao.
Phụ nữ 24h luôn mong muốn gia đình bạn có một sức khỏe tốt và luôn luôn hạnh phúc!

Xem thêm:

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét