Chứng trầm cảm sau sinh

Thời gian gần đây, chứng trầm cảm sau sinh đang là một bệnh có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc của bé. Bất kỳ bà mẹ nào sau sinh đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và nó thường có các triệu chứng ở bất kỳ thời gian nào năm đầu sau sinh.


Nguyên nhân chứng trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là chứng rối loạn cảm xúc tiêu cực của các mẹ sau sinh

Ngay sau khi sinh, một sự thay đổi lớn hormon trong máu, đó là sự giảm đi nồng độ của estrogen và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp cũng giảm dẫn đến mệt mỏi trầm cảm. Sự suy giảm về nồng độ hormon cùng với sự thay đổi của huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những chuyển hóa mà mẹ bầu sau sinh phải trải qua là một phần nguyên nhân của chứng trầm cảm sau sinh.

Sau khi sinh, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Những đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí các mẹ phải chịu sự đau đớn hàng tuần liền vì những vết cắt mổ khi sinh con. Bên cạnh đó, việc đột nhiên mất đi một trọng lượng đáng kể khi con ra đời khiến các mẹ cảm thấy mình trở nên xấu xí và không còn hấp dẫn nữa. Họ phải thay đổi mọi thứ: từ ngoại hình đến cách chăm sóc bản thân vì bây giờ họ còn thời gian chăm sóc cho con nữa. Họ thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình.

Những yếu tố nguy cơ của chứng trầm cảm sau sinh là những người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh. Hay gặp phải những stress trong quá trình mang thai hoặc quá trình sinh con. Đôi khi họ gặp những điều không mong muốn như con không được khỏe mạnh, mắc bệnh khi vừa sinh ra. Một số phụ nữ có cuộc sống hôn nhân và gia đình không hạnh phúc cũng là nguyên nhân lớn gây ra chứng trầm cảm sau sinh.


Biểu hiện của trầm cảm sau sinh

Những biểu hiện của trầm cảm sau sinh thường kéo dài ủ trong vòng 2 - 3 tuần

Nếu bạn thấy những biểu hiện sau đây xuất hiện kéo dài từ 2 - 3 tuần thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:
  • Bạn không còn cảm thấy thích thú với con mình nữa.
  • Có những cảm xúc tiêu cực với con như chán ghét con, không hề thấy yêu thương bé nữa.
  • Lo lắng bạn sẽ làm gì đó có hại cho con.
  • Không còn quan tâm đến bản thân mình và cảm thấy không hài lòng với cuộc sống hiện tại.
  • Bạn cảm thấy không còn sức lực và những mục tiêu trong cuộc sống.
  • Ăn không ngon miệng hoặc sút cân
  • Thường có suy nghĩ đến cái chết hoặc tự sát.

Chữa trị trầm cảm sau sinh như thế nào? 

Việc chữa trị bệnh trầm cảm sau sinh cần có sự cố gắng rất lớn từ người chồng

  • Phương pháp trị liệu bằng tham vấn tâm lý: Phương pháp điều trị này là những cuộc nói chuyện riêng với chuyên gia về sức khỏe tâm thần (chuyên gia trị liệu, tâm lý học). Hai liệu pháp tư vấn có hiệu quả đặc biệt trong quá trình điều trị trầm cảm sau sinh là: "Liệu pháp hành vi nhận thức" - giúp người bệnh nhận ra những hành động và suy nghĩ tiêu cực của mình. "Liệu pháp tương tác" - giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ điều trị cho người bệnh.
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc chống trầm cảm thường được được sử dụng kết hợp với các liệu pháp tư vấn và hỗ trợ.Thuốc chống trầm cảm được sử dụng ít nhất trong 6 tháng thậm chí kéo dài đến 1 năm. Một số loại thuốc uống hiện nay đều không có tác động đến sữa mẹ nên các mẹ vẫn an tâm sử dụng trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên,  bạn luôn cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Các mẹ hãy lưu ý sức khỏe của mình nhé!

Xem thêm:

3 tư thế ngủ rất nguy hiểm mà bà bầu nên tránh


5 loại thực phẩm mẹ bầu nói KHÔNG






About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét