Cách chữa cho trẻ bị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Đặc biệt, đối với đối tượng có sức đề kháng yếu như trẻ em là điều dễ hiểu và hay gặp. Trẻ bị nhiệt miệng khiến cho bé cảm thấy khó chịu và thường quấy khóc, bỏ ăn khiến bố mẹ lo lắng. Dưới đây, Phụ nữ 24h sẽ mách bạn cách chữa cho trẻ bị nhiệt miệng hiệu quả.


Những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ


Nhiệt miệng là một loại bệnh trẻ em rất phổ biến, những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:


  • Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc bị căng thẳng.
  • Bé lỡ cắn vào bên trong mà dẫn đến nhiễm trùng do một số loại vi rút như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ em.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ em

 Các mẹ hãy áp dụng một số gợi ý trị nhiệt miệng dành cho trẻ em dưới đây:
  • Cho bé súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng mỗi ngày 3 – 4 lần cho đến khi khỏi hẳn. 
  • Dùng mật ong khi trẻ bị nhiệt miệng: Cho bé ngậm mật ong hoặc dùng bông tăm thấm mật ong rồi bôi vào vết loét. 
Chú ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.



  • Cho trẻ ngậm các loại thức uống có vị chát như nước chè xanh, vỏ xoài… Chất chát có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn nên sẽ giúp những vết loét do nhiệt miệng ở trẻ nhanh chóng lành. Cho bé ngậm trong khoảng 5 – 10 phút, tình trạng nhiệt miệng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Nước khế chua: Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt. Đây chính là bài thuốc dân gian lành tính và đơn giản có thể áp dụng cho cả người lớn chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Khế tươi giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc rồi bắc ra chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần. Thực hiện nhiều lần trong ngày, có thể thêm ít đường nếu bé không thể uống chua.
  • Nước ép cà chua: Chỉ cần một vài cốc nước cà chua ép bạn sẽ thấy ngay những triệu chứng lở loét trong miệng của bé dần biến mất.

  • Nước chanh: Loại nước này có chứa nhiều vitamin C nên khả năng điều trị nhiệt miệng cho trẻ là rất tốt. Chỉ cần cho bé uống 1 cốc nước chanh hoặc nước cam vắt mỗi ngày.
  • Nước ép từ lá rau ngót: Rau ngót có tính mát dùng để chữa cho trẻ bị nhiệt miệng cũng rất hiệu quả. Rất đơn giản bạn chỉ cần giã rau ngót lấy nước và cho thêm vài hạt muối và chấm vào chỗ miệng bị nhiệt và chờ hiệu quả. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước: Hãy chắc chắn rằng bé vẫn cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể của bé cần. Bởi thiếu nước sẽ làm tình trạng nhiệt miệng của bé trở nên nặng hơn.

Trẻ bị nhiệt miệng ăn gì?


Tình trạng nhiệt miệng sẽ làm bé không muốn ăn gì. Chính vì thế nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Các mẹ cũng nên nhớ: Tránh cho con ăn các thức ăn rắn, thức ăn cay, nóng và mặn vì chúng sẽ làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ vì trẻ bị nhiệt miệng


Đa phần các trường hợp trẻ bị nhiệt miệng đều không cần gặp bác sĩ. Tuy nhiên nếu xuất hiện thêm các triệu chứng sau thì bạn nên làm điều đó:

  • Trẻ bị giảm cân nhanh chóng
  • Sốt cao bất thường
  • Trong phân của bé có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Viêm loét da xung quanh vùng hậu môn

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc con mình thật tốt!

Xem thêm:


Cách hạ sốt cho bé an toàn và hiệu quả

Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét