Ngộ độc thực phẩm không chỉ diễn ra ở người lớn mà còn cả ở
trẻ nhỏ với mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều. Tình trạng trẻ bị ngộ độc thưc phẩm
xảy ra khá thường xuyên do hệ miễn dịch của trẻ kém, các vi khuẩn gây bệnh rất
dễ tấn công. Phụ nữ 24h khuyến khích mẹ nên xử lý nhanh đúng
cách và kịp thời khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm để tránh để lại các biến chứng
nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Hầu hết các dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện
sau 1 đến 3 giờ sau khi ăn, các dấu hiệu cũng rất rõ rệt để mẹ có thể nhận biết,
như ;
- Trẻ có dấu hiệu buồn nôn : Các thực phẩm bị nhiễm độc sau khi vào cơ thể sẽ gây cảm giác buồn nôn cho trẻ, thậm chí trẻ có thể nôn ngay.
- Đau bụng đi ngoài phân lỏng hoặc phân lẫn máu đi nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn là dấu hiệu dễ nhận biết thức 2 của trẻ bị ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu này có thể làm nhiều mẹ nahamf lẫn với hiện tượng trẻ bị tiêu chảy.
- Hầu hết trẻ bị ngộ độc đi kèm các dấu hiệu đi ngoài và buồn nôn sẽ là sốt. trẻ sẽ sốt rất cao, thậm chí sốt trên 38*C
Bên cạnh 3 triệu chứng trên cha mẹ có thể thấy trẻ bị ngộ độc
sẽ đau bụng dữ dội, đau quặn nên từng cơn và quấy khóc. Nếu không được điều trị
kịp thoi trẻ sẽ có thể bị nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thường đường ruột thậm chí trẻ
có thể tử vong do mất nước.
Mẹ xử lý như thế nào khi trẻ bị ngộ độc?
Những bước xử lý ban đầu ở nhà của mẹ là rất quan trọng, lúc
này trẻ chưa thể đi viện ngay được, nên mẹ nên tìm cách đế đưa vi khuẩn và chất
độc ra khỏi cơ thể trẻ càng sớm càng tốt để mức độ nhiễm khuẩn không lây lan
quá nhanh.
- Thông thường khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm trước 6 giờ, chất độc chưa ngấm nhiều vào cơ thể, do đó cái mẹ cần làm là kích thích họng để trẻ nôn ra. Mẹ có thể dùng tay kể cho họng trẻ để gây nôn ( mẹ nhớ rửa tay thật sạch nhé ) ngoài ra mẹ có thể dùng nước muối ấm để kích thích nôn. Khi nôn mẹ để trẻ nằm đầu thấp và nghiêng để tránh trường hợp thức ăn sặc lên mũi và xuống phổi gây tắc nghẽn đường thở cho trẻ.
- Nếu phát hiện trẻ bị ngộ độc sau 6h mẹ nên bổ sung các thực phẩm như bột mì, một gạo, lòng trắng trứng hay nước cháo để ngăn chăn dạ dày và ruột hấp thu chất độc hại.
- Sau những biện pháp sơ cứu kịp thời, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất đề được giải độc. Trong suốt quá trình này, mẹ nên bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống từng chút một để tránh trường hợp trẻ bị mất nước do tiêu chảy và nôn.
Bên cạnh đó, khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến tình trạng
tiêu chảy nhiều mẹ đã nghĩ đến việc mua thuốc trị tiêu chảy cho con uống, tuy
nhiên điều này chỉ làm tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn do chất độc không
thể được đào thải ra khỏi cơ thể nên các mẹ chú ý nhé.
Xem thêm tại đây.
Các bài viết liên quan
0 nhận xét :
Đăng nhận xét