Trẻ bị đái dầm, nguyên nhân và cách điều trị.


Trẻ bị đái dầm không phải làm bệnh lý nguy hiểm , tuy nhiên lại có ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ, đặc biệt khi trẻ trưởng thành và bệnh không chấm dứt. Đái dầm ở trẻ khi trở thành bệnh lý sẽ rất khó điều trị. Cùng Phụ nữ 24h  tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị đái dầm như thế nào cho hiệu quả nhé.



Nguyên nhân trẻ bị đái dầm.

Trẻ nhỏ thường không tự chủ được việc đi tiểu tiện, đó là lý do vì sao hiện nay việc sử dụng bỉm được các mẹ lựa chọn, tuy nhiên,đó không phải là bệnh đái dầm, mà đó là do trẻ còn quá nhỏ để có thể nhận thức được hành vi của mình.

Trẻ bị đái dầm là tình trạng trẻ không tự chủ được trong việc đi tiểu tiện, đặc biệt trẻ khó kiểm soát được việc đi tiểu tiện về ban đêm khi đã chìm sau vào giấc ngủ. Thông thường trẻ có thể tự khỏi khi trưởng thành, mặt khác cũng có một số trường hợp thì không.  

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được kể đến như:
  • Trẻ bị đái dầm do yếu tố tâm lý : tình trạng này xảy ra khi trẻ gặp các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là căng thẳng thần linh do trải qua một số chuyện như cha mẹ li dị, người thân qua đời hơi việc chuyển đổi sống và học tập trong một môi trường mới.
  • Yếu tố di truyền tác động đến trẻ: 77% trẻ có nguy cơ bị chứng đái dầm ban đêm nếu bố mẹ của trẻ cũng từng trải qua khi còn nhỏ, và con số này là 44% nếu một trong hai người mắc phải. trẻ cũng có khả năng bị bệnh đái dầm lên đến 15% nếu họ hàng có người từng mắc chứng này.
  • Các nguyên nhân khác : ngoài yếu tố di truyền và tâm lý thì cũng có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trẻ bị đái dầm như trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hay thậm chí bị bệnh tiểu đường. Một số thói quen trong sinh hoạt hằng ngày bị thay đổi cũng tác động đến trẻ.


Khi bị chứng đái dầm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, trẻ sẽ không còn ngủ sâu giấc nữa. Tình trạng này cũng nên được khắc phục sớm, bởi càng lớn khả năng điều trị sẽ gặp khó khăn hơn.


Cách điều trị đái dầm ở trẻ.

Bệnh có thể bắt đầu từ nhỏ và kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành dù không để lại nguy hiểm tuy nhiên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ khi đã thành thói quen. Do vậy bố mẹ nên điều trị sớm cho trẻ bằng các cách như :
  • Mẹ cho trẻ đi tiểu sao cho thoải mái và trọn vẹn nhất, tránh tình trạng tiểu rắt.
  • Mẹ vẫn cũng cấp đủ nước cho trẻ vào ban ngày, nhưng hạn chế hơn vào buổi tối.
  • Không cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ, thời gian uống nước nên cách xa thời gian chuẩn bị đi ngủ cho trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước lúc đi ngủ. Mẹ có thể đánh thức trẻ vào 1 khung giờ định kì để trẻ đi tiểu và có phản xạ với việc này.
  • Sau 1 tuổi trẻ có thể gia tăng việc đái dầm nếu sử dụng tã giấy, do đó mẹ nên hạn chế.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị đái dầm đều có thể tự khỏi hoặc rèn luyện thành công. Tuy nhiên với những trường hợp không khỏi hoặc trẻ đã lớn hơn cần phải dùng các loại thuốc  để can thiệp đảm bảo trẻ khỏi bệnh hoàn toàn.
Xem thêm tại đây.

Các bài viết liên quan:



About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét