Mùa hè cũng như
các thời điểm giao mùa là khoảng thời gian bùng phát nhiều bệnh, mà nếu không
có sức đề kháng tốt, trẻ rất dễ mắc bệnh. 5 bệnh mùa hè trẻ thường mắc phải nhất
và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ nhất sẽ được Phụ nữ 24h đề cập đến
trong bài viết dưới đây. Các mẹ cùng tham khảo nhé.
Sức đề kháng của
trẻ còn nhiều hạn chế, cộng với thời tiết nắng nóng , cơ thể trẻ dễ mệt mỏi và
mất nước càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Do đó chủ động phòng ngừa bệnh
mùa hè cho trẻ là rất quan trọng.
Mùa hè trẻ dễ mắc chân- tay- miệng.
Chân tay miệng là
bệnh phổ biến, nằm trong nhóm bệnh mùa hè thường gặp nhất ở trẻ. Trẻ dưới 5 tuổi,
đặc biệt dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đường lây truyền bệnh chủ yếu
qua đường tiêu hóa từ người sang người.
Bệnh bắt đầu với
các biểu hiện như sốt nhẹ, đau họng đau miệng dẫn đến các dấu hiệu biếng ăn ở
trẻ. Khi đó, mẹ có thể dễ dàng thấy các vết phát bang dạng bỏng nước xuất hiện
nhiều ở trong miệng, môi trong, lợi lưỡi lòng bàn tay và bàn chân.
Khi mắc bệnh trẻ
có thể sốt đến 39*C, trẻ quấy khóc hoặc ngủ li bì. Trong trường hợp này bố mẹ nên đưa trẻ đến viện để được điều trị kịp
thời, tránh biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim nặng hơn có thể gây
phù phổi và dẫn đến tử vong.
Sốt virus là một bệnh mùa hè thường gặp.
Mùa hè cũng là thời
điểm trẻ bị sốt virus nhiều hơn, do thời tiết môi trường có nhiều biến động.
Khi trẻ bị sốt thường sốt cao, đi kèm với các triệu trứng viêm đường hô hấp như
hắt hơi, sổ mũi, ho...Đối với bệnh mùa hè này, sử dụng thuốc hạ sốt thông thường
không thể khác phục được. Sốt virus khá lành tính, có thể tự khỏi sau 3 đến 5
ngày, có một số trẻ thường có hạch nổi ở cổ, gáy. Lúc này mẹ hãy chú ý bù nước
điện giải bằng đường uống cho trẻ, để tránh bội nhiễm mẹ nên chăm sóc mũi họng
cho trẻ thật tốt.
Tuy nhiên, mẹ
không thể chủ quan với bệnh này của trẻ, mà cần theo dõi các biếng chứng khác
như đau đầu hoặc nôn nhiều, co giật... để đưa trẻ đi viện kịp thời tránh các dấu
hiệu tiềm ẩn của chứng viêm não.
Phòng tránh viêm não Nhật Bản B.
Đây là bệnh khá
phổ biến và mùa hè và được đánh giá là bệnh mùa hè rất nguy hiểm vì hậu quả mà
nó để lại rất nặng nề. Bệnh chủ yếu lây từ súc vật sang người, thường gặp ở trẻ
dưới 15 tuổi, nhiều nhất là từ 1 đến 5 tuổi, người lớn cũng có khả năng mắc bệnh,
điều đang nói là tỉ lệ tử vong do viêm não Nhật Bản rất cao.
Biểu hiện của bệnh
ban đầu là sốt, đau đầu đi kèm với các triệu chứng như co giật, nôn rối loạn ý
thức,nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê nhanh chóng. Có một số trẻ còn có biểu hiện
liệt thần kinh. Do đó khi trẻ có những biểu hiện trên, mẹ hãy nhanh chóng đưa
trẻ nhập viện để được chuẩn đoán và điều trị hạn chế tối đa tử vong và các di
chứng sau này của trẻ. Tuy nhiên bệnh có khả năng phòng tránh được nếu trẻ được
tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ.
Bệnh sốt xuất huyết vào mùa hè.
Tương tự với viêm
não Nhật Bản, sốt xuất huyết xuất hiện nhiều vào mùa hè và do viurs lây truyền
từ muỗi sang người.
Biểu hiện bệnh
ban đầu là sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày với các triệu chứng đi kèm
như đau đầum da sung huyết, đau họng, buồn nôn, viêm giác mạc... Mẹ cũng có thể
thấy trên người trẻ xuất hiện các xuất huyết như chấm đỏ, xuất hiện nhiều ở
tay, chân,nách, trẻ cũng có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Sốt xuất huyết ở
trẻ không được coi thường và chủ quan, khi thấy trẻ có các biểu hiện khác như
chân tay lạnh, mạch đập nhanh mẹ đưa trẻ đi cấp cứu ngay nhé, tuyệt đối không
được coi thường bệnh mùa hè này.
Trẻ có khả năng bị tiêu chảy cấp.
Tiêu chảy cấp xuất
hiện ở hầu hết các thời điểm trong năm, nhưng vào mùa hè khả năng bùng phát dịch
ở trẻ tăng cao, do đó tiêu chảy cấp được xếp vào bệnh mùa hè tưởng đối nguy hiểm
vì nếu không được điều trị kịp thời trẻ có khả năng tử vong cao. Trẻ bị tiêu chảy
chủ yếu do vi sinh vậy gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng được ruột
gây nên với các biểu hiện chính như trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày phân kèm
nước hoặc mùi khó chịu.
Khi trẻ bị tiêu
chảy nguy cơ mất nước rất ao, do đó mẹ chú ý bổ sung nước và điện giải cho trẻ,
ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung men vi sinh để tăng sức đề kháng đường ruột, hạn
chế tình trạng tiêu chảy kéo dài dẫn đến
trẻ không hấp thu dưỡng chất được, cơ thể cũng như hệ mễn dịch bị suy giảm
tăng nguy cơ tử vong.
Xem thêm tại đây.
Các bài viết liên
quan:
0 nhận xét :
Đăng nhận xét