Bí quyết tăng cân cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển thể lực, trí lực, sức khoẻ và bệnh tật của trê trước mắt và lâu dài. Do đó, bố mẹ cần có kế hoạch để giúp bé tăng cân, thoát khỏi tình trạng này. Dưới đây, Phụ nữ 24h sẽ giúp các mẹ chăm trẻ bị suy dinh dưỡng không phải là quá khó với các bí quyết sau:

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng



Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm các yếu tố chế độ dinh dưỡng thiếu hoặc không cân đối, đặc biệt là thiếu chất đạm, canxi cùng vitamin D và vitamin K2, lười vận động, thường xuyên ngủ ít, ngủ muộn, dậy thì sớm, mắc 1 số bệnh nhiễm trùng,…

Thông thường do quá bận bịu với công việc mà bố mẹ ít để ý đến con cái nên không kịp thời phát hiện những dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng. Từ đó, không có biện pháp chăm sóc cũng như có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nên càng khiến tình trạng của trẻ thêm trầm trọng hơn.


Bí quyết tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng


Chế độ dinh dưỡng cho trẻ


  • Cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm chất:
Trong bữa ăn hàng ngày của trẻ không thể thiếu 4 nhóm chất dinh dưỡng giúp cho sự phá triển của trẻ đó là: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Sự thiếu hụt của một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng trển đều có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trở nên trầm trọng hơn.

Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ 4 nhóm chất trên từ những loại thực phẩm như sữa, trứng, thịt, cá, tôm, cua, rau xanh, trái cây, ...
  • Không cho bé ăn quá no hoặc quá đói
Hệ tiêu hoá của bé còn non yếu vì vậy mẹ không nên cho bé ăn quá no để tránh tình trạng bé bị đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, nếu bé ăn quá no sẽ khiến cho bé lâu có cảm giác đói bụng, đến  tiếp theo nhưng trẻ vẫn không muốn ăn. Như vậy, vô tình các mẹ đã làm thay đổi thói quen, giờ ăn của  trẻ. Trẻ có thể sẽ cảm thấy đói sau khi bữa ăn kết thúc.

Mẹ cũng không nên để bé đói quá vì sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ của dạ dày. Khi bé vừa mới đói phải cho bé ăn ngay.
  • Cho trẻ ăn từng bữa nhỏ:
Đây là nguyên tắc ăn uống đem lại hiệu quả khá cao cho trẻ bị suy dinh dưỡng cũng như trẻ biếng ăn. Thay vì một ngày cho bé ăn 3 bữa với một số lượng lớn thức ăn dồn vào trong 1 bữa thì chỉ khiến bé ngán ngẩm và từ đó không còn hứng thú với việc ăn uống. Lúc này, mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ. Khi chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ. Khi chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp không có cảm giác phải ăn nhiều mỗi bữa hay cố ép ăn, từ đó bé sẽ ăn được nhiều hơn.
  • Bổ sung dầu mỡ vào thực đơn của bé:
Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng thì việc bổ sung dầu mỡ vào trong các món ăn của trẻ là hết sức cần thiết. Dầu mỡ cung cấp một nguồn năng lượng lớn cho bé. Do đó, khi cho trẻ ăn cháo hay cơm, canh, mẹ nên cho vào một muỗng canh dầu ăn hoặc mỡ. Hơn nữa, dầu mỡ cũng chính là dung môi giúp bé hấp thụ được các loại vitamin tan trong dầu như E, D.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng nặng

Trên cơ bản, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cũng cần có chế độ chăm sóc như trẻ bị suy dinh dưỡng thông thường nhưng mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc cũng như các loại thuốc bổ trợ giúp bé mau chóng đạt cân nặng chuẩn.


  • Mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Cho trẻ ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong, nên đun lại nếu để quá 3 giờ.
  • Tránh xa những thực phẩm nhiễm bẩn vì đây chính là nguồn gây các loại bệnh khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,… Các dụng cụ chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng được hiệu quả nhất.
  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ bị suy dinh dưỡng
  • Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch, giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa, tránh bị nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.
  • Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh bị sâu răng ,viêm lợi.
  • Giữ tay sạch sẽ: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán và bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Những bệnh này càng khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng hơn.

Xem thêm:

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét