Cân nặng bình thường của trẻ
Mỗi giai đoạn, độ tuổi mà cân nặng của bé thay đổi để phù hợp với sự phát triển của bé. Các mẹ hãy so sánh cân nặng của bé nhà mình vào bảng dưới đây để biết một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ bị suy dinh dưỡng.
Những dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng
- Không lên cân hoặc giảm cân, teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo
- Teo nhỏ, mất hết lớp mỡ dưới da bụng
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu
- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hoá: Ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp
Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin A gây quáng gà, khô giác mạc, đến loét giác mạc. Hiện nay thể này rất hiếm gặp
Làm thế nào biết trẻ đã bị suy dinh dưỡng:
Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không, các bà mẹ cần phải theo dõi trẻ cân nặng thường xuyên theo biểu đồ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ. Nếu thấy 2, 3 tháng mà trẻ không lên cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân.
Các cấp độ của trẻ bị suy dinh dưỡng
- Độ 1: trọng lượng chỉ còn 90% so với tuổi
- Độ 2: Trọng lượng chỉ còn 75% so vớí tuổi
- Độ 3: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Với suy dinh dưỡng độ 1 và 2: Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc:
- Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm
- Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột thay thế theo tháng tuổi hoặc dùng các loại sữa công thức dành cho trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn,nhẹ cân.
- Đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên, cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa phải tăng lên, thức ăn nấu kỹ, cho trẻ ăn ngay sau khi nấu
- Tăng độ đậm năng lượng của bữa ăn bằng cách cho thêm enzym tiêu hoá trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ đậm nhiệt lượng thức ăn; Như dùng giá đậu xanh cứ 10 g giá đậu xanh giã nhỏ lấy nước nấu cho 10g bột như vậy lượng bột khô dùng để nấu bột cho trẻ có thể tăng lên 2 đến 3 lần.
Với cấp độ nặng hơn: Bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ khám và tư vấn một cách tốt nhất!
Xem thêm:
0 nhận xét :
Đăng nhận xét