Mẹo trị sổ mũi - nghẹt mũi cho bé an toàn và hiệu quả

Khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của các bé còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh như bị sổ mũi và nghẹt mũi khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Sổ mũi và nghẹt mũi lại là các bệnh đơn giản nên việc dùng nhiều thuốc cho bé có thể ảnh hưởng đến sự kháng kháng sinh sau này của bé. Dưới đây, Phụ nữ 24h mách bạn những mẹo trị sổ mũi - nghẹt mũi cho bé cực an toàn và hiệu quả.


KHI TRẺ BỊ NGHẸT MŨI

1. Chườm nước nóng lên tai 


Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra giúp thông lỗ mũi.


2. Kê gối cao khi ngủ cho bé


Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con không bị mỏi cổ.

3. Uống nước chanh hòa mật ong 


Nước chanh hoà mật ong: Lấy một thìa mật ong và vài giọt chanh tươi bỏ vào một cốc nước ấm. Khuấy đều và uống mỗi ngày 3 cốc. Mật ong sẽ nhanh chóng loại bỏ số mũi và nghẹt mũi cho bé và chống ho hiệu quả.

LƯU Ý: Chỉ áp dụng với trẻ trên 1 tuổi nha

KHI TRẺ BỊ SỔ MŨI

1. Massage mũi trị sổ mũi hiệu quả


Đây là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi nghẹt mũi mà nhiều mẹ không biết.

Nếu bị nghẹt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, dây dây vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy hiệu quả cực kỳ.
Khi con bị nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.

2. Trị sổ mũi hiệu quả bằng húng quế và tỏi


Dùng 1/2 củ tỏi (chọn tỏi Việt Nam củ có tép nhỏ nha), nướng vừa vàng tới cho dậy mùi, bóc vỏ, giã nhuyễn.
Lấy 10 - 15 lá húng quế, giã nhỏ ra trộn chung với tỏi nướng, cho 1-2 thìa cafe nước sôi vào, chắt lấy nước, cho con uống ngày 2-3 lần như vậy (mỗi lần là lượng lá như trên) sẽ giúp con giảm sổ mũi nhanh hơn.


3. Thoa dầu lòng bàn chân


Khi con vừa có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, mẹ cần làm ngay việc xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng đây là cách trị sổ mũi rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh. Sau đó thoa ngực, bụng và sau lưng con.


4. Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý


  • Nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi con có biểu hiện hắt hơi nhiều lần trong ngày. Khi con đã bắt đầu sổ mũi, mẹ cần phải nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần, mới giúp con nhanh hết.
  • Chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng phải hút sạch nước mũi mới nhỏ, không thì sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến con viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng không nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, viêm nhiễm có nguy cơ nặng hơn.

LƯU Ý: Viêm mũi nặng, kéo dài lâu ngày, trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa, rất khó chữa trị, bệnh viêm tai giữa rất hay bị tái đi tái lại, ảnh hưởng đến khả năng thính giác của trẻ.


NHỎ MŨI CHO CON ĐÚNG CÁCH


Trẻ sổ mũi và nghẹt mũi, nếu mẹ biết nhỏ thuốc đúng cách sẽ giúp con mau hết sổ mũi và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm hoặc biến chứng nặng hơn như gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, ... Nhưng thực tế là rất nhiều mẹ không biết cách nhỏ mũi đúng cách cho con. Dẫn đến tình trạng con sổ mũi vài ngày sau là bị viêm nhiễm nặng hơn.



  • Bước 1: Trước khi nhỏ, nên ngâm lọ nước nhỏ mũi vào nước ấm (không nóng) rồi mới nhỏ từng bên mũi cho con.
  • Bước 2: Trước khi nhỏ mũi cần xì hay hút hết chất dịch nhày, mủ ứ đọng trong hốc mũi, như vậy nhỏ thuốc mới có tác dụng. Đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi, người lớn phải dùng quả bóng hút mũi hút nhẹ nhàng, đúng cách cho hết các dịch nhầy trong mũi của trẻ trước khi nhỏ thuốc mũi.
  • Bước 3: Khi nhỏ mũi, tốt nhất là để tư thế nằm ngửa. Hoặc nếu không nằm ngửa thì phải ngồi, ngửa đầu tối đa ra sau để thuốc vào được trong hốc mũi. Khi nhỏ cố gắng đưa đầu ống nhỏ sâu trong hốc mũi độ 1cm (nhưng không để chạm vào mũi) rồi nhỏ từ từ 2-3 giọt vào mũi trẻ. Nhỏ mũi xong day ấn cánh mũi vài giây

Với trẻ bị nghẹt mũi và sổ mũi, sau khi nhỏ mũi 1-2 phút, gỉ mũi bám trong hốc mũi sẽ loãng và chảy ra, mẹ có thể dùng ống hút mũi hút sạch cho con. Hoặc khi trẻ sổ mũi nhiều, sau khi nhỏ mũi, mẹ có thể hút mũi thêm 1 lần nữa cho con để tránh nước mũi bị trẻ hít ngược vào trong gây viêm nhiễm nhiều hơn.

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét