Trong thời gian gần đây người dân đang rất lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch thủy đậu tại các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là những phụ huynh có con nhỏ. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ mắc dịch thủy đậu? Hãy cùng Phụ nữ 24h tìm hiểu nhé!
1. Cách phòng tránh
Tiêm phòng cho trẻ
một điều mà các mẹ cần ghi nhớ đó là Nếu tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu thì gần như sẽ không bị nhiễm bệnh (chính xác là có nhiễm virus nhưng không phát triển thành bệnh), tỉ lệ là trên 90%. Nếu có thì triệu chứng cũng rất nhẹ và nhanh khỏi. Chính vì vậy tiêm vắc xin cho trẻ để phòng ngừa thủy đậu là việc làm vô cùng cần thiết.
Trẻ mắc thủy đậu
Các chuyên gia y tế cho biết, vắc xin có hiệu quả rất cao và tác dụng lâu dài, giúp cơ thể bé tạo kháng thể chống lại vi rút thủy đậu. Vắc xin phòng thủy đậu được chỉ định để tiêm cho bé từ 12 tháng tuổi trở lên, tăng khả năng phòng bệnh đến 80-90%. Khoảng 10% còn lại là bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng bị nhẹ, ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường là không bị biến chứng.
Để phòng ngừa thủy đậu cho trẻ, bạn hãy nghĩ đến việc tiêm vắc xin đầu tiên
Một sai lầm thường gặp ở phụ huynh là đưa bé đi tiêm vắc xin khi xung quanh có nhiều trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, tiêm càng muộn hiệu quả càng ít, bởi có thể trẻ đã tiếp xúc với siêu vi trùng gây bệnh rồi. Thời điểm tiêm vắcxin tốt nhất là khi bé bắt đầu đi nhà trẻ, hay từ 12 đến 18 tháng tuổi. hãy nhớ chỉ được tiêm vắc xin cho con ở những cơ sở y tế các mẹ nhé!
Bổ sung đầy đủ vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Để phòng bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho bé bằng việc bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết, ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C. Việc bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho trẻ chính là liều thuốc kháng sinh quan trọng giúp phòng ngừa thủy đậu cho bé
Vệ sinh sạch sẽ cho bé
Chú ý tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho bé
Vào mùa dịch bệnh, phụ huynh cần chú ý tắm rửa, vệ sinh thật kỹ toàn bộ cơ thể của bé bằng xà bông diệt khuẩn. Nhiều người chọn biện pháp cách ly bé khỏi nguồn bệnh, nhưng hành động này không tối ưu vì thủy đậu ủ bệnh lâu, chưa nổi mụn nước vẫn có thể lây cho người lành. Thậm chí khả năng lây này còn kéo dài nhiều ngày sau khi mụn nước đã lành hẳn.
2. Cách chữa thủy đậu nhanh khỏi
Cách ly trẻ
Nếu trẻ bị mắc thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.
Vệ sinh chăm sóc trẻ
Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu. Quan niệm kiêng nước, kiêng gió, không lau rửa cho trẻ bị thủy đậu là một sai lầm. Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…
Đưa bé đi khám bác sĩ
Đưa trẻ đến khám bác sĩ khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của thủy đậu
Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh ( để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phụ nữ 24h luôn mong gia đình bạn có một sức khỏe tốt và hạnh phúc!
0 nhận xét :
Đăng nhận xét