Những rủi ro đáng sợ khi để trẻ tự bú bình



Mới đây em bé mới 4 tháng tuổi tại Anh đã tử vong khi tự bú bình gây xôn xao mạng xã hội chính là lời cảnh tỉnh cho nhiều bậc làm cha, làm mẹ. Việc để con tự mình bú bình mà không có người trông đem lại những nguy hại mà thực sự chúng ta không ngờ tới. Trong bài viết này phụ nữ 24h xin dẫn ra những rủi ro đáng sợ khi để trẻ tự bú bình để các bố, các mẹ lưu ý

1. Trẻ bị sặc sữa và nghẹt thở

Hầu hết núm vú giả được làm từ silicone hoặc cao su latex và có nhiều kiểu dáng khác nhau. Kích thước núm và độ to nhỏ của lỗ núm vú cũng có ảnh hưởng đến lượng sữa chảy nhanh hay chậm khi bé bú. Lỗ núm vú bình quá to có thể khiến sữa chảy quá nhanh, khiến bé không kịp mút sữa và dễ bị sặc. 
Rủi ro nguy hiểm khi để trẻ tự bú bình 1 mình

Khi bé bú sữa với vị trí không đúng cách, bé không thể kiểm soát được tốc độ nuốt sữa. Cho trẻ nằm ngửa khi bú; kê bình sữa vào gối cho bé tự bú; cho trẻ nằm ngửa uống nước; đặt trẻ nằm trên gối lõm khiến bé luôn ở tư thế ngửa đầu, không thể tự xoay đầu đều là những tư thế rất nguy hiểm, khiến bé dễ bị sặc sữa.
Khi trẻ bị sặc sữa, bố mẹ cần phải bình tĩnh để xử trí. Thông thường sơ cứu sặc sữa cho bé gồm 2 bước:

  • Vỗ lưng, ấn ngực: Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (vị trí giữa 2 xương bả vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài. Nếu bé vẫn khó thở, tím tái thì đặt nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Lặp lại 5 đến 10 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục
  • Thông đường thở: Người lớn dùng miệng hút mạnh vào miệng và mũi trẻ, hút thật sạch sữa còn đọng ở họng và mũi bé càng nhanh càng tốt. Lưu ý: Hút theo thứ tự miệng trước, mũi sau. Cần làm thật nhanh, nếu để chậm sữa sẽ vào trong khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt bằng cách ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó gọi cấp cứu 115 hoặc đưa ngay đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu kịp thời.

2. Đột tử

Bé cũng có nguy cơ bị khó thở nếu vị trí của bình sữa vô tình đè vào mặt khi bé di duyển. Do trẻ sơ sinh không thể lấy bình sữa ra khỏi mặt nên bé có thể bị khó thở và cuối cùng tử vong do thiếu oxy.

3. Làm hỏng răng

Ngay cả khi bé sẽ thay các răng sữa thì bố mẹ vẫn cần duy trì sự khỏe mạnh của răng bé. Khi bé uống sữa, răng sẽ tiếp xúc với đường từ sữa. Nếu bé vẫn tỉnh táo khi đang bú thì nước bọt có thể làm sạch đường khỏi răng. Ở vị trí nằm ngửa, nước bọt sẽ ứ đọng và đường trong sữa sẽ nằm trên răng của bé trong một thời gian dài.
Cho bé bú bình khi ngủ mà không được vệ sinh răng nướu sẽ làm hỏng răng của bé
Lý tưởng nhất là không cho bé bú sữa khi ngủ, và cha mẹ cần phải rửa nứơu và răng sau khi cho bé bú sữa.

4. Nhiễm trùng tai

Cho bé bú ở tư thế nằm ngửa với dụng cụ giữ bình sữa có thể khiến bé bị nhiễm trùng tai. Theo trang web của Trung tâm Y tế Intermountain Children, khi bé nằm ngửa mà uống sữa, sữa sẽ tập trung ở phía sau của miệng. Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu sữa không chảy vào cổ họng mà chảy sang tai. Vi khuẩn sẽ phát triển và gây ra nhiễm trùng.

Cho bé nằm ngửa bú bình với dụng cụ giữ bình sữa khiến bé bị nhiễm trùng tai

Câu chuyện của bé Alex Masters kể trên cũng chính là bài học thực tế cho các gia đình có trẻ nhỏ ở Việt Nam. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu bố mẹ cũng không nên để bé tự bú bình sữa một mình nếu không có sự giám sát của người lớn.

5. Khi nào trẻ có thể tự bú bình?

Bé có thể tự cầm được bình sữa bắt đầu từ tháng thứ 6, bởi đây là giai đoạn bé phát triển các kỹ năng vận động để di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. Thực tế, việc bé có thể cầm được bình sữa ở tháng thứ 6 hay không cũng chính là một chỉ số để đánh giá sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Bé bắt đầu phát triển kỹ năng cầm, nắm các vật cơ bản vào cuối tháng thứ 5. Chính vì vậy, bé hoàn toàn có thể cầm và giữ được bình sữa vào tháng thứ 6. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi bé đều có khả năng này vào tháng thứ 6. Thậm chí, một số bé còn không thể cầm được bình sữa cho đến tháng thứ 10.
Không bao giờ được lơ là việc trông chừng bé khi bé bú bình

Điều này không có nghĩa là bé bị chậm phát triển. Miễn là bé vẫn đạt được các cột mốc phát triển khác thì bạn không cần phải quá lo lắng về việc bé không tự cầm được bình sữa vào tháng thứ 6.
Bé có thể cầm bình bú khác với trẻ có thể tự mình bú bình các bạn nhé. Chính vì vậy đừng bao giờ lơ là việc trông chừng bé, nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào và lúc đó bé rất cần có cha mẹ ở bên.
Phụ nữ 24h luôn mong gia đình bạn có một sức khỏe tốt và hạnh phúc!

Xem thêm:

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét