Bà bầu nôn ói nhiều có nguy hiểm?

Buồn nôn và nôn ói là triệu chứng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên chúng ta không được chủ quan bởi tình trạng nôn ói bất thường và quá nhiều là dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm

1. Tại sao lại xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn ói ở phụ nữ mang thai

Buồn nôn và nôn trong thai kỳ xảy ra ở 85% thai phụ. Thời điểm bắt đầu khi tuổi thai 5 - 6 tuần vô kinh, nặng nhất là vào tuần thứ 9, khoảng 85 - 90% thai phụ hết nghén trước 16 tuần. Tuy nhiên, 10 - 15% trường hợp thai phụ có triệu chứng kéo dài đến tam cá nguyệt III và 5% trường hợp kéo dài đến thai đủ tháng. Khoảng 2% trường hợp bị buồn nôn và nôn ói nặng (nghén nặng). Nghén nặng thường được mô tả như một trường hợp nôn nhiều, gây mất nước, rối loạn toan kiềm, sụt cân, ceton niệu và rối loạn điện giải. Khoảng 35% thai phụ bị ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày khi bị nghén nặng, ngoài ra, còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc và tâm lý.
Nôn ói là biểu hiện thường thấy của phụ nữ mang thai

Có nhiều giả thuyết giải thích nguyên nhân của nghén, nhưng giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là do nhiều yếu tố. Giả thuyết bao gồm các yếu tố: tâm lý, thay đổi nội tiết tố, di truyền, nhiễm trùng và rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Sự gia tăng nồng độ estrogen và human chorionic gonadotropin (hCG) trong thai kỳ đã được chứng minh có liên quan đến buồn nôn và nôn mửa, nhu động ruột bị giảm do mang thai có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Ợ nóng và trào ngược axit đã được xác định trong một số nghiên cứu đóng góp vào mức độ nghiêm trọng của nghén.

2. Khi nào nôn ói là nguy hiểm

Nếu bà bầu ăn vào là nôn, thậm chí nôn hết thức ăn rồi vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi hoặc nôn khan thì có thể bị nhiễm độc thai nghén, chế độ dinh dưỡng thai kỳ khi đó cũng bị ảnh hưởng, ăn uống thiếu chất.
Nôn ói trở nên nguy hiểm khi bà bầu nôn quá nhiều và kéo dài

Tình trạng thai phụ nôn mửa kéo dài, không ăn uống được sẽ dẫn đến thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực, tiếp đến xuất hiện triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein… có thể ngất và hôn mê. Thậm chí, mẹ bầu bị ốm nghén nặng còn có thể khiến da nhăn nheo, hơi vàng; tim đập nhanh, nước tiểu ít, không muốn ăn. Nếu kéo dài có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh, mê sảng, vật vã, co giật, hôn mê. Nôn ói nhiều còn dễ khiến thai phụ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Với thai nhi, có thể bị nhẹ cân và chết lưu.

Ốm nghén nặng còn được gọi là tình trạng nhiễm độc thai nghén. Khoảng 10% bà mẹ mang thai bị nhiễm độc thai nghén muộn (nhiễm độc thai nghén ở 3 tháng cuối thai kỳ) với các triệu chứng: Cao huyết áp, phù nề ở chân hoặc phù nề toàn thân, protein niệu. Mẹ bị nghén nặng 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu báo trước tiền sản giật, nhau bong non, gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. Còn nhiễm độc thai nghén sớm xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Đặc biệt nếu bà bầu nôn ói kèm với sốt nhẹ thì cần phải đi khám ngay vì có thể thai nhi đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.
Phụ nữ 24h luôn mong gia đình bạn có một sức khỏe tốt và hạnh phúc!

Xem thêm: 

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét