Cách trị bệnh chàm sữa ở bé đơn giản và hiệu quả

Chàm sữa là bệnh ngoài da thường gặp ở bé cần được điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Có rất nhiều bậc phụ huynh không nhận ra được bệnh này và dùng sai cách chữa trị cho bé. Dưới đây, Phụ nữ 24h sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và cách chữa trị bệnh chàm sữa ở bé đơn giản và hiệu quả nhé!



Bệnh chàm sữa  là dạng chàm thể tạng giai đoạn đầu ở trẻ nhỏ và thường xuất hiện từ khi 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là tình trạng viêm da mãn tính ở trẻ và không lây lan nhưng khó chữa và có thể tái phát nhiều lần và dần trở thành chàm thể tạng nếu sau 2 tuổi bệnh không khỏi thì bệnh đã chuyển sang chàm thể tạng. 

Bệnh thường xảy ra ở các bé được sinh ra trong gia đình hoặc bản thân có tiền sử cơ địa dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Chính vì vậy, các gia đình cần phải tìm hiểu các dấu hiệu và cách điều trị chàm sữa, lác sữa ở trẻ sơ sinh tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.


Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu ban đầu của bé bị chàm sữa là khi chạm và da trẻ thấy thô ráp và bắt đầu xuất hiện những vảy nhỏ li ti. Sau đó, da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy. Những mảng da bị khô sẽ thường xuyên mẩn đỏ đặc biệt ở khu vực mặt, da bị gấp nếp (cổ, khuỷu tay, da sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân) và có thể lan ra thân mình và tứ chi. 

Đồng thời bé có biểu hiện trằn trọc trong giấc ngủ, quấy khóc, bú kém, gây ra hiện tượng bé ngứa, khó chịu và muốn gãi thường xuyên, cọ mặt vào gối gây vỡ mụn nước và rất dễ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa 


Vẫn chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Nhưng theo các nghiên cứu thấy rằng: bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng và có thể mắc các bệnh hoặc gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… 

Bệnh chủ yếu liên quan tới yếu tố cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng nên có thể phát là do những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Hoặc bệnh có thể liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng… Ngoài ra, một số bé có thể do dị ứng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như: bụi, nấm mốc, mạt, ve, bọ chét, lông chó, lông mèo, gián… có trong môi trường sống, trẻ tiếp xúc với các món đồ chơi trẻ em, thảm chơi thiếu vệ sinh…

Cách trị bệnh chàm sữa cho trẻ bằng tinh dầu dừa


Các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ bị chàm sữa ở giai đoạn đầu và giai đoạn cấp thì không nên nhập viện vì môi trường bệnh viện có thể làm cho bé bị nhiễm trùng thêm. Không nên chủng ngừa nhất là đầu mùa vì có thể đưa đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu, có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, trung tâm lõm, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, lành để lại sẹo như mặt rỗ. Bạn cũng không nên dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm, nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng kháng sinh.

Do đó, cách tốt nhất để trị bệnh hiện nay là bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất. Hàng ngày, sau khi tắm cho trẻ xong, bạn lau khô người, nhất là vùng da bị chàm sữa cho trẻ bằng khăn sạch rồi bôi một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất lên da trẻ, để 15 phút sau đó lấy giấy thấm bớt lượng dầu còn thừa trên da. Trước khi đi ngủ thực hiện thêm 1 lần tương tự. Các bạn cần thường xuyên thực hiện bôi dầu dừa và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho da bé để nhanh chóng loại bỏ các biểu hiện của bệnh chàm sữa hiệu quả.

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không


Trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị chàm sữa, cha mẹ có thể chữa chàm sữa cho trẻ bằng lá trầu không theo hai cách sau đây:


Cách 1: Chữa chàm sữa bằng cách thoa nước lá trầu không


Cha mẹ đem lá trầu không rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước trầu không thoa lên vết chàm sữa trên da bé. Cha mẹ nên thoa vào buổi tối rồi chờ nước lá trầu không khô lại thì cho bé đi ngủ, sáng hôm sau dậy thì rửa mặt với nước sạch cho bé. Thực hiện liên tục khoảng 3-5 lần là vết chàm sữa sẽ khỏi hẳn.

Cách 2: Chữa chàm sữa bằng cách tắm nước lá trầu không 


Cha mẹ lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, cắt nhỏ rồi đun với nước sôi hoặc hãm trong nước sôi rồi chờ nước nguội thì dùng nước này tắm cho trẻ. Nên thực hiện mỗi ngày để làm sạch da, sát khuẩn và chống viêm da, cải thiện tình trạng chàm sữa cho bé.

Để phát huy hiệu quả chữa chàm sữa nhanh chóng, cha mẹ có thể kết hợp hai cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không trên đây với nhau. 


Chú ý chăm sóc trẻ đang bị chàm sữa như sau: 


  • Tránh cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua, thực phẩm lên men…
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, không cho trẻ mặc quần áo có chất liệu len hoặc sợi tổng hợp để tránh gây ngứa, bí da.
  • Không cho trẻ tắm nước nóng, chỉ nên tắm nước âm ấm; không tắm với xà phòng hay sữa tắm có tính chất tẩy rửa mạnh.
  • Tránh để bé đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt, thay tã lót cho bé thường xuyên để không gây bí hãm khiến bé bị ngứa, khó chịu.
Xem thêm
:


About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét