Những điều cần biết khi mang thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh chắc chắn bạn không thể bỏ qua những kiến thức cơ bản về quá trình mang thai. Để giúp hành trình làm mẹ của bạn được suôn sẻ và an toàn, Phụ nữ 24h thống kê giúp bạn những điều cần biết khi mang thai để thai kỳ phát triển.

Tiêm phòng trước khi mang thai


Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của phụ nữ sẽ hoạt động kém hơn bình thường, dẫn đến nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé trong bụng.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này , vì vậy các bác sĩ khuyến cáo một trong số những điều cần biết khi mang thai ở tất cả các phụ nữ là nên đi tiêm phòng để phòng một số bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

Lịch khám thai định kỳ


Khám thai định kỳ giúp mẹ có thể theo sát sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đặc biệt, có 3 mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu không nên bỏ qua:
  • Khám thai tuần 11-13 của thai kỳ để đo độ mờ da gáy, nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây các bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Chỉ số này càng thấp càng tốt.
  • Khám thai tuần tuần 21-24 chẩn đoán khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng ...
  • Khám thai tuần 30-32 của thai kỳ để phát hiện 1 số vấn đề xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … .
  • Khám thai tuần 35 – 36 tuần để “chốt” trước khi sinh.

Dinh dưỡng khi mang thai


Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân của mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là: Tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, bà bầu cần một chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt.

Thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày có thể chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi đặc biệt những bà bầu bị nghén nặng không thể dung nạp các chất dinh dưỡng. Do đó, ngoài 4 nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, chất béo và rau xanh thai phụ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh.

Đề phòng và những biến chứng trong thai kỳ


Không phải mẹ bầu nào cũng có một hành trình mang thai suôn sẻ trong suốt 9 tháng 10 ngày. Một số bà mẹ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi, vì vậy mẹ cần chuẩn bị tốt những điều cần biết khi mang thai để biết cách xử lý trước những biến chứng nguy hiểm này, một số biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp là:



– Nhau thai bám thấp:

Có 5% thai phụ có thể gặp phải tình trạng này. Đây là tình trạng bánh nhau nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở vùng đáy tử cung. Với vị trí này bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu, nếu chảy máu quá nhiều sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng và kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch và tử vong ngay sau đó nếu không được xử lý kịp thời, thai nhi có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng nhau bám thấp như: tuổi mẹ cao, mẹ sinh dày, mẹ có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần trước đó… mẹ cần phải được thăm khám thường xuyên trong thai kỳ để kịp thời phát hiện bất thường này. Khi phát hiện có dấu hiệu nhau bám thấp, mẹ phải được nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh làm những việc nặng nhọc, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dưỡng thai và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ

– Đái tháo đường thai kỳ:


Thường xảy ra vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ, khi thăm khám ở mốc này mẹ có thể kiểm tra đường huyết xem có bị tiểu đường hay không, thông thường. Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai, cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bắt đầu với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày.

– Tiền sản giật:

Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 21 của quá trình thai nghén , làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này . Khi có các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, để có thể điều trị sớm và phù hợp sẽ ngăn chặn được các biến chứng.

– Thiếu ối:


Thiếu ối là một trong những tình trạng bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường bà bầu thiếu ối có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi. Nước ối ít ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Để tránh tình trạng thiếu ối mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.

Tăng cân khi mang thai hợp lý

Tăng cân khi mang thai như thế nào là đủ vẫn luôn là nỗi băn khoăn của đa số của các bà mẹ. Trọng lượng cần tăng khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của bạn trước khi mang thai. Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng được thể hiện qua chỉ số BMI. Dưới đây là mức tăng cân chuẩn theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kì (IOM):



  • Đối với người có cân nặng bình thường (chỉ số BMI là 18,5-24,9): nếu cân nặng trước khi mang thai của bạn bình thường, bạn nên tăng từ 11 đến 16 kg trong cả thai kì. Tăng 0,5-2kg trong ba tháng đầu và khoảng 0,5kg trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.
  • Thiếu cân (BMI dưới 18,5): nếu bạn bị nhẹ cân so với chiều cao của mình, bạn cần tăng 13 đến 18kg trong cả thai kì.
  • Thừa cân (BMI từ 25 đến 29.9): nếu bị thừa cân so với chiều cao, bạn nên tăng từ 7 đến 11kg trong cả thai kì.
  • Béo phì (chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn): bạn nên tăng từ 5 đến 9kg trong cả thai kì.
  • Mang thai đôi: nếu mang thai đôi bạn nên tăng thêm 17-24kg trong thai kì nếu trước đó bạn có cân nặng bình thường, 14-23kg nếu bạn bị thừa cân, và 11-19kg nếu bạn bị béo phì.
Xem thêm:

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét