Trẻ ăn dặm là một trong những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của trẻ.
Trẻ thường ăn dặm từ tháng thứ 6, ở thời điểm này sữa mẹ vẫn còn nhiều tuy
nhiên không còn nhiều chất như trước nữa, do đó trẻ cần phải bổ sung dinh dưỡng
từ ên ngoài để đủ dưỡng chất cho sự phát triển. Để chăm sóc trẻ tốt hơn trong giai đoạn này, mẹ
tham khảo bài viết Những điều mẹ cần lưu ý khi trẻ ăn dặm của Phụ nữ 24h để có
nhiều kinh nghiệm hơn nhé.
Quá trình ăn dặm ở trẻ.
Mỗi trẻ có nhu cầu ăn dặm ở khoảng thời gian khác nhau.
Thông thường từ 4 đến 6 tháng các bé sẽ cùng mẹ bước vào cuộc chiến ăn dặm. Cũng ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ bước
đầu đi vào ổn định và tiếp nhận chất dinh dưỡng mới. Mỗi độ tuổi, nhu cầu dinh
dưỡng của trẻ là khác nhau do đó phương pháp ăn dặm cũng khác nhau, buộc các mẹ
phải tìm hiểu và áp dụng cho trẻ. Quan điểm cho trẻ ăn nhiều và nhiều chất
trong các trường hợp này không hoàn toàn là đúng. Để biết trẻ có nhu cầu ăn dặm
không mẹ theo dõi các dấu hiệu dưới đây :
- Trẻ đã biết ngồi và ngồi vững.
- Bé sẽ chảy rãi nhiều hơn bình thường, có xu hướng đưa các vật cầm trên tay vào miệng nhiều hơn và chăm chú nhìn khi những người xung quan đang ăn.
- Đối với những trẻ khi đút đồ ăn mà đùn ra thì trẻ chưa sẵn sàng ăn.
Các giai đoạn ăn dặm của trẻ được chia nhỏ như sau
- Giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi : giai đoạn đầu tiên tiếp xúc với đồ ăn dặm, mẹ nên cho bé tập ăn dặm bằng bột ăn dặm trước, vì khác giống hương vị với sữa mẹ và bé dễ hấp thụ hơn, sau đó mẹ có thể cho bé ăn các rau củ như khoai tây, củ cải, khoai lang, bơ … làm nhuyễn mềm và dễ nuốt. Vì trẻ mới tập ăn nên mẹ không nên vội vàng cho bé ăn quá nhiều chất ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
- Giai đoạn 8 – 9 tháng tuổi : Ở giai đoạn này ngoài việc tăng bữa ăn của trẻ lên 3 bữa một ngày, mẹ còn có thể đa dạng khẩu phần ăn cho bé, để cung cấp đủ hàm lượng chất đạm, chất béo,tinh bột, viamin và chất khoáng cho bé.
- Giai đoạn 9- 12 tháng : Cháo cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này mẹ có thể nấu đặc hơn 2 giai đoạn trên để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu, bên cạnh đó giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu có răng, mẹ có thể bổ sung thêm các loại hoa quả bổ dưỡng cho bé đồng thường, kích thích khả năng nhai thức ăn của bé.
Những điều mẹ cần lưu ý khi bé ăn dặm.
Để quá trình ăn dặm của con diễn ra suôn sẻ là hỗ trợ tốt
cho sự phát triển sau này của trẻ, mẹ không được quên một trong các lưu ý dưới
đây.
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể giảm lượng sữa cho bé bú hằng ngày, nên bắt đầu từ bột ngọt trước rồi đến bột mặn ( vì bột ngọt giống sữa mẹ hơn ), vì mới tập ăn nên mẹ chú ý tránh trường hợp trẻ bị học hoặc nghẹn.
- Tâm trạng trẻ ăn những bữa ăn đầu tiên ảnh hưởng rất nhiều đến sau này. Mới đầu mẹ không nên ép con ăn quá nhiều, dừng lại luôn nếu con có ý muốn từ chối ăn. Tạo không khí thoải mái cho bữa ăn của con sẽ giúp trẻ ăn dặm tốt hơn.
- Các món ăn dặm của trẻ dù bắt đầu từ thực phẩm gì cũng nên bổ sung theo nguyên tắc từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ đơn giản đến đa dạng…để bé tập làm quen và hấp thu tốt hơn.
- Ngoài cách cho trẻ ăn truyền thống mẹ bón cho con, mẹ có thể ninh như các thức ăn như củ cải, khoai tây hoặc bánh mì cho bé tập cầm ăn sẽ tạo lên sự mới lạ hơn. Tuy nhiên nên áp dụng cho trẻ lớn hơn và đã mọc răng để tránh bé bị hóc rất nguy hiểm.
- Trong năm đầu tiên bé ăn dặm, mẹ vẫn có thể xem kẽ một bữa cháo và một bữa sữa để phòng khi trẻ ăn ít vẫn hấp thụ được dinh dưỡng trong sữa.
- Không lên cho trẻ ăn quá lâu sẽ tạo nên thói quen không tốt về sau mà chỉ nên tập cho trẻ ăn gói gọn trong 30 phút.
Chúc các mẹ nuôi bé khỏe.
Xem thêm tại đây.
Các bài viết liên quan:
Dấu hiệu trẻ sơ sinh tiêu chảy mẹ nên biết.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét